Lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của mình. Nhưng lịch sử không diễn ra qua hoạt động của từng cá nhân cô lập, tách rời mà phải thông qua hoạt động của quần chúng đông đảo theo những mục đích nhất định. Khái niệm quần chúng nhân dân có tính lịch sử, nghĩa là ở các chế độ xã hội khác nhau thì kết cấu quần chúng nhân dân cũng khác nhau và luôn luôn biến đổi theo sự phát triển của phương thức sản xuất. Nói chung, quần chúng nhân dân bao gồm tất cả những lực lượng, giai cấp, những tập đoàn, những cá nhân thúc đẩy sự phát triển của xã hội, trong đó chủ yếu là quần chúng lao động.
Hãy nói cách khác:
* Cá nhân - cá thể người với tư cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và nhận thức. Phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa khả năng riêng có của người đó với chức năng xã hội do con người đó thực hiện.
* Xã hội là sản phẩm của mối quan hệ giữa người với người. Theo nghĩa rộng, đó là xã hội loài người (toàn nhân loại). Theo nghĩa hẹp là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc.v.v…
* Mối giữa cá nhân và con người là mối quan hệ biện chứng, mang tính tất yếu khách quan, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Cơ sở mối quan hệ ấy là quan hệ lợi ích.
* Như vậy, cá nhân vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của xã hội. Sự phát triển của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, phát triển. Xã hội càng phát triển thì mỗi cá nhân lại tiếp nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất tinh thần do xã hội ấy đáp ứng. Thỏa mãn nhu cầu chính đáng của cá nhân là động lực liên kết mọi thành viên xã hội và là mục đích của sự liên kết đó. Do đó, cơ sở của mối quan hệ cá nhân - xã hội là mối quan hệ lợi ích.
- Xã hội không phải chỉ là tổng số các cá nhân độc lập tách rời nhau mà là sản phẩm của các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Sự tồn tại và phát triển của con người phải nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với người khác, những mối quan hệ xã hội. Do đó cá nhân là sản phẩm của xã hội.
- Xã hội là môi trường, điều kiện và phương tiện để cá nhân phát triển. Hoàn cảnh xã hội, quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người. Tuy nhiên con người luôn chủ động trước sự tác động của hoàn cảnh và tiếp nhận nó một cách có ý thức. Do đó con người có thể tác động lại hoàn cảnh, cải biến nó phù hợp với nhu cầu của con người. Vì thế cá nhân có vai trò thúc đẩy xã hội phát triển.
- Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội tùy thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có nhân cách lớn, tài năng và có trách nhiệm cao đối với xã hội có tác dụng tích cực đến xã hội và ngược lại sẽ là gánh nặng cho xã hội.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment